Đặt tên Iapetus_(vệ_tinh)

Vệ tinh Iapetus được đặt theo tên vị thần khổng lồ Iapetus trong Thần thoại Hy Lạp, là một vị thần khổng lồ Titan, con trai của UranusGaia. Đến lượt Iapetus lại là cha của Atlas, Prometheus, EpimetheusMenoetius. Iapetus cũng có tên khác là Saturn VIII.

Lúc đầu Cassini gọi 4 vệ tinh của Sao Thổ mà ông phát hiện ra (Tethys, Dione, Rhea và Iapetus) là Sidera Lodoicea (tiếng La tinh nghĩa là: những vì sao của vua Louis) để vinh danh vua Louis XIV.[11] Tuy nhiên các nhà thiên văn không thích sử dụng cách gọi tên mang tính chất cá nhân như vậy. Lúc đầu họ gọi 4 vệ tinh này là Saturn I, II, III và V (lần lượt theo thứ tự các vệ tinh như trên) cộng thêm Titan là Saturn IV. Sau đó khi phát hiện ra 2 vệ tinh Mimas, Enceladus ở gần Sao Thổ hơn, họ tăng chỉ số ở các vệ tinh này thành III, IV, V và VII. Tiếp đó Hyperion được phát hiện nằm giữa Titan và Iapetus, Iapetus tăng lên thành Saturn VIII. Những tên gọi đó vẫn còn được giữ cho đến ngày nay mặc dù đã có nhiều vệ tinh khác được phát hiện. Như vậy hiện nay, Iapetus còn được gọi là Saturn VIII.

Tên gọi 7 vệ tinh lớn của Sao Thổ mà người ta sử dụng hiện nay được nhà thiên văn học John Herschel (con trai của người đã phát hiện ra 2 vệ tinh MimasEnceladus, William Herschel) đặt vào năm 1847 trong tác phẩm Results of Astronomical Observations made at the Cape of Good Hope[7] (Kết quả các quan trắc thiên văn tại mũi Hảo Vọng) của mình. Trong tác phẩm này, ông đã sử dụng tên các vị thần khổng lồ Hy Lạp, tức là các anh chị em của thần Cronos (hay Kronos). Cronos là vị thần trong thần thoại Hy Lạp tương đương với thần Saturn trong thần thoại La Mã. Dạng tính từ trong tiếng Anh của Iapetus là Iapetian (/ˌaɪəˈpiːtiən/) hoặc là Japetian (/dʒəˈpiːtiən/).

Người ta đặt tên các đồi, núi, hố thiên thạch, bồn địa... trên Iapetus theo tên của các nhân vật và địa danh trong sử thi thơ của Pháp Bài hát của Roland (ví dụ như người ta đặt tên các hố thiên thạch là Charlemagne và Baligant theo tên nhân vật trong tác phẩm, hay mặt bán cầu sáng màu được đặt là Roncevaux Terra theo tên một địa danh trong tác phẩm. Ngoại lệ duy nhất chính là Cassini Regio được đặt theo tên người phát hiện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Iapetus_(vệ_tinh) http://www.enterprisemission.com/moon1.htm http://www.newscientistspace.com/article.ns?id=dn9... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/MNRAS/0008//0... http://www.lpi.usra.edu/meetings/lpsc2005/pdf/2272... http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap050201.html http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/factsheet/sat... http://photojournal.jpl.nasa.gov/catalog/PIA06171 http://saturn.jpl.nasa.gov/multimedia/images/image...